Chúng tôi luôn lắng nghe, phân tích và thấu hiểu nhu cầu khách hàng để hoàn thiện tốt hơn trong sản xuất và phân phối; phương châm “ Hợp tác để cùng thành công” và định hướng “Liên tục cải tiến”, chúng tôi xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và dich vụ cung ứng.
Mô tả
inger Lactate của Công ty CP Fresenius Kabi Bidiphar, thành phần chính là calci clorid dihydrate, kali clorid, natri clorid, natri lactate.
Thuốc có tác dụng trong trường hợp mất nước nặng, không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch); giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết…); nhiễm toan chuyển hóa.
Lưu ý
Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Dịch truyền Ringer Lactate được chỉ định trong các trường hợp sau:
Dùng trong trường hợp mất nước nặng (chủ yếu mất nước ngoài tế bào) không thể bồi phụ bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch).
Giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết).
Nhiễm toan chuyển hóa (dùng Lactate Ringer’s có glucose).
Dược lực học
Ringer Lactate là dung dịch đẳng trương của các chất điện giải. Thành phần và nồng độ của thuốc là phù hợp với huyết tương.
Đặc tính dược lực học của thuốc được quy định bởi các thành phần của thuốc (nước, natri, kali, calci, lactat và clorid). Tác dụng chính của ringer lactat là làm tăng thể tích dịch khoang ngoại bào, gồm dịch khoang kẽ và dịch trong lòng mạch.
Lactat được chuyển hóa thành bicarbonat chủ yếu ở gan và có tác dụng kiềm hóa huyết tương.
Các ion như natri, lưu thông qua màng tế bào sử dụng các cơ chế vận chuyển khác nhau, trong số đó là bơm natri (Na+/K+ – ATPase). Natri đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh và sinh lý tim và cả trong sự chuyển hóa tại thận của nó.
Kali cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất và sinh lý bao gồm dẫn truyền thần kinh, co cơ và cân bằng acid – base. Nồng độ kali bình thường trong huyết tương vào khoảng 3,5 – 5,0 mmol/l. Kali là một cation nội bào, chủ yếu được tìm thấy trong cơ, chỉ có khoảng 2% có mặt trong dịch ngoại bào. Việc đưa kali vào các tế bào và giữ lại nồng độ đòi hỏi hoạt động vận chuyển thông qua enzym Na+/K+ – ATPase.
Khoảng 99% calci được đưa vào trong xương, 1% còn lại được tìm thấy trong các mô và dịch cơ thể, và rất cần thiết cho việc dẫn truyền thần kinh bình thường, hoạt động cơ bắp và đông máu.
Clorid là anion ngoại bào được tìm thấy ở nồng độ thấp trong xương và ở nồng độ cao trong một số thành phần của mô liên kết như collagen. Clorid nội bào có nồng độ cao trong hồng cầu và niêm mạc dạ dày. Sự cân bằng của anion và cation được điều chỉnh bởi thận. Tái hấp thu clorid thường tiếp sau tái hấp thu natri.
Dược động học
Phân bố
Thể tích và thành phần ion của khoang ngoại bào và khoang nội bào:
Khoang ngoại bào:
Khoảng 19 lít.
Natri (mmol/l): 142; Kali (mmol/l): 5; Calci (mmol/l): 2,5; Clorid (mmol/l): 103.
Khoang nội bào:
Khoảng 23 lít.
Natri (mmol/l): 15; Kali (mmol/l): 150; Calci (mmol/l): 1; Clorid (mmol/l): 1.
Sự phân bố thay đổi theo các mô: Natri phân bố nhanh chóng vào trong cơ, gan, thận, sụn và da; natri phân bố chậm vào hồng cầu và tế bào thần kinh; natri phân bố rất chậm vào trong xương.
Thải trừ
Natri chủ yếu được bài tiết qua thận, nhưng có sự tái hấp thu lớn ở thận. Một lượng nhỏ natri được thải trừ trong phân và mồ hôi.
Cách dùng Dịch truyền Ringerlactate
Cách dùng
Tiêm truyền tĩnh mạch.
Cần phải kiểm tra cảm quan dung dịch trước khi truyền.
Chỉ sử dụng nếu dung dịch trong, không có các tiểu phân nhìn thấy và bao bì không bị hư hại. Truyền ngay lập tức sau khi đã kết nối chai dịch với bộ dây truyền dịch.
Không sử dụng chai nhựa trong truyền nối tiếp. Việc sử dụng như vậy có thể gây thuyên tắc khí do không khí dư thừa được rút ra từ chai dịch đầu tiên trước khi hoàn tất truyền dịch từ chai thứ hai.
Việc ép dịch truyền chứa trong các chai nhựa dẻo để tăng tốc độ dòng chảy có thể gây thuyên tắc khi nếu không khí dư trong chai không được đẩy ra hoàn toàn trước khi truyền.
Sử dụng bộ dây truyền tĩnh mạch có lỗ thông khí với lỗ thông ở vị trí mở có thể gây thuyên tắc khí. Bộ dây truyền tĩnh mạch có lỗ thông khí với lỗ thông ở vị trí mở không nên sử dụng cùng với chai nhựa dẻo.
Liều dùng
Số lượng và tốc độ truyền dịch phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và sinh hóa (điện giải – đồ, hematocrit, lượng nước tiểu…).
Ðiều trị tiêu chảy mất nước nặng ở trẻ em
Có thể theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới:
Truyền tĩnh mạch ngay, lúc đầu 30 ml/kg trong 1 giờ (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi), sau đó 70 ml/kg trong 5 giờ (trẻ dưới 12 tháng) hoặc 2 giờ 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi).
Cách 1 – 2 giờ, phải đánh giá lại tình trạng người bệnh.
Ðiều trị sốc sốt xuất huyết (độ III và IV)
20 ml/kg trong 1 giờ, rồi đánh giá lại tình trạng người bệnh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nhẹ: Phù, rối loạn điện giải.
Nặng: Phù phổi cấp, suy tim cấp gây tử vong.
Nếu thấy phù dưới da, nhất là thấy khó thở, phải ngừng truyền ngay. Cho điều trị thích hợp (tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thở oxygen…).
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR >1/100
Chưa có báo cáo.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Chưa có báo cáo. Hướng dẫn cách xử trí ADR Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.