Thuốc giảm mỡ máu điều trị mỡ máu cao ở người béo phì người cao tuổi... - NHÀ THUỐC BIG FAMILY

Thuốc giảm mỡ máu điều trị mỡ máu cao ở người béo phì người cao tuổi…

Rối loạn chuyển hóa lipid là căn bệnh phổ biến hiện nay nhiều người đang mắc phải. Hiểu rõ về căn bệnh máu nhiễm mỡ sẽ giúp người bệnh lựa chọn được các phương pháp và dùng thuốc điều trị mỡ máu hiệu quả hơn. Bài viết này, trungtamthuoc sẽ chia sẻ tới các bạn các thuốc giảm mỡ máu tốt nhất được ứng dụng trên lâm sàng hiện nay

 Tổng quan về rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu)

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng nồng độ cholesterol, triglycerid (TGs) trong huyết tương hoặc cả hai hoặc là tình trạng giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng (phân tử lượng) cao (HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) từ đó làm tăng nguy cơ hoặc thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu có thể do tiên phát hoặc thứ phát.

Rối loạn mỡ máu được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm định lượng nồng độ cholesterol, triglycerid và các thành phần lipoprotein trong máu. Rối loạn các thành phần lipid máu này là một trong những yếu tố nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch.

Điều trị rối loạn lipid máu bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc hạ lipid máu, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều trị căn nguyên gây bệnh.

===> Mời quý bạn đọc xem thêm:  Rối loạn lipid máu và đại cương các thuốc điều trị

Nguyên tắc điều trị cho người mỡ máu cao: 

  • Trước hết phải xác định rối loạn lipid máu có phải là thứ phát hay không? Nếu là nguyên nhân thứ phát, cần điều trị nguyên nhân này.
  • Thay đổi lối sống là một phần quan trọng và cốt lõi của điều trị, bao gồm chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên tập thể dục.
  • Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.
  • Sử dụng các bằng chứng lâm sàng để đạt được hiệu quả tối ưu, trong đó vai trò của statin và statin liều cao vẫn là trọng tâm trong việc giảm nguy cơ biến chứng tim mạch (ASCVD).
  • Theo dõi và tuân thủ điều trị trong thời gian dài là yếu tố quan trọng.

2 Phân loại các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu

2.1 Tổng quan

Phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu nên được coi là một phần không thể thiếu trong các biện pháp can thiệp phòng ngừa tim mạch riêng lẻ, cần được giải quyết chủ yếu cho những người có nguy cơ cao hơn và được hưởng lợi nhiều nhất. Cho đến nay, statin vẫn là liệu pháp được lựa chọn đầu tiên vì chúng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các biến cố mạch máu lớn bằng cách giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C). Tuy nhiên, do tuân thủ điều trị bằng statin hoặc kháng statin, nhiều bệnh nhân không đạt được mức LDL-C mục tiêu. Ezetimibe, fibrate và axit nicotinic là những thuốc lựa chọn thứ hai được sử dụng kết hợp với statin nếu không thể đạt được mục tiêu lipid. Ngoài ra, thuốc kháng PCSK9 (evolocumab và alirocumab) mang lại giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình (FH) và không dung nạp statin có nguy cơ tim mạch rất cao. Gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của hai chất hạ lipid mới (lomitapide và mipomersen) trong việc kiểm soát FH đồng hợp tử bằng cách giảm giá trị LDL-C và giảm các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, chi phí cho những liệu pháp mới này khiến cuộc tranh luận về chi phí-hiệu quả trở nên phức tạp hơn.

2.2 Phân loại

Các thuốc hạ lipoprotein máu có thể được chia thành các nhóm sau dựa vào cơ chế hạ lipoprotein máu:

  • Thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải lipid ở đường tiêu hóa: Bao gồm cholestyramine, colestipol và Neomycin. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hấp thụ cholesterol và tăng cường tiết lipid qua đường tiêu hóa.
  • Thuốc ức chế tổng hợp lipid: Bao gồm các dẫn xuất của acid fibric và các statin. Nhóm thuốc này tác động vào quá trình tổng hợp lipid trong cơ thể, giúp giảm sản xuất cholesterol và các lipoprotein tỷ trọng cao.
  • Các thuốc khác: Bao gồm Probucol, Dioparin, acid oxiniacic, benfluorex và các thuốc khác. Nhóm này có tác động khác nhau đến chất béo và lipoprotein máu, nhưng chúng không thuộc vào nhóm chất hấp thụ hoặc ức chế tổng hợp lipid như các nhóm trên.
Tổng quan về các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu

Hoặc có thể phân loại các thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu theo cấu tạo hóa học thành các nhóm như sau:

  • Statin (Statins ức chế HMG-CoA reductase) là thuốc hàng đầu trong điều trị rối loạn lipid máu: Giống như Thuốc giảm mỡ máu Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastain, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin…
  • Nhóm thuốc fibrate: Fenofibrate. Ciprofibrat. Bezafibrate… có tác dụng giảm triglycerid, LDL, tăng HDL
  • Nhóm axit nicotinic (Vitamin PP, Vitamin B3, Niacin) có tác dụng hạ mỡ máu
  • Nhóm Renin – nhóm gắn axit mật: Giống Cholestyramine. Colestipol.
  • Nhóm ức chế hấp thu cholesterol: Ezetimibe.
  • Các acid béo không no đa trị họ omega – 3

3 Dược lý các loại thuốc hạ mỡ máu

Dưới đây, chúng tôi trình bày phân loại dược lý các nhóm thuốc hạ mỡ máu dựa trên cấu trúc hóa học của chúng.

3.1 Statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Pravastatin,…)

Statin là một trong những nhóm thuốc giảm cholesterol/ hạ cholesterol được dùng phổ biến. Cơ chế hoạt động của chúng là ngăn chặn hoạt động của enzym HMG-CoA-reductase, một enzym gan sử dụng để tổng hợp cholesterol. Vì vậy, hoạt chất này còn được gọi là chất ức chế HMG CoA reductase.

Thuốc có chứa Statin

Dược động học

  • Các thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm Statin ban đầu là dạng tiền chất, và khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ trải qua quá trình chuyển hóa thành các chất có hoạt tính.
  • Thuốc nhóm này thường được hấp thu qua Đường tiêu hóa với tỷ lệ từ 40% đến 75%.
  • Sinh khả dụng của các statin thường thấp do chúng trải qua chuyển hóa bước đầu qua gan.
  • Nồng độ đỉnh của chất có hoạt tính đạt được từ 1 – 4 giờ sau khi uống với mọi statin.
  • Các thuốc Statin thường có liên kết mạnh với protein trong huyết tương, chiếm khoảng 95% đến 98%, trừ Pravastatin chỉ chiếm khoảng 55% đến 60%. Các thuốc này cũng có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trừ Pravastatin và Fluvastatin.
  • Thời gian bán thải của các loại statin dao động từ 1 đến 3 giờ, ngoại trừ Atorvastatin và Rosuvastatin có thời gian bán hủy lâu hơn khoảng 11–20 giờ.
  • Các thuốc trong nhóm này thường được loại bỏ qua phân, với khoảng 5% đến 20% được bài tiết ra qua thận.

Tác dụng và cơ chế tác dụng chung

Statin là chất có cấu trúc tương tự chất trung gian HMG-CoA, được hình thành bởi HMG-CoA reductase trong quá trình tổng hợp mevalonate.

Statin làm giảm mức cholesterol thông qua ba cơ chế liên kết với nhau. Đầu tiên là ức chế chọn lọc và cạnh tranh 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase, một loại enzyme làm hạn chế tốc độ chuyển hóa HMG-CoA thành axit mevalonic, tiền chất của sterol, trong đó có cholesterol. Sự ức chế enzyme này ban đầu dẫn đến giảm cholesterol trong gan rồi gây cản trở quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong tế bào. Do thiếu cholesterol nội sinh, các thụ thể cho LDL được tăng tổng hợp để tiếp nhận thêm LDL làm cho LDL được thoái giáng nhiều hơn trong tế bào dẫn đến giảm LDL trong máu lưu hành. Cơ chế thứ 2, statin hoạt động theo cơ chế gián tiếp bằng cách tăng hấp thu LDL qua trung gian thụ thể, do đó làm giảm LDL huyết tương. Nhờ số lượng thụ thể cao hơn, chúng cũng làm giảm VLDL và IDL, là tiền chất của LDL. Cơ chế hoạt động thứ ba này góp phần làm giảm LDL-C trong máu. Đặc biệt, Atorvastatin và Rosuvastatin làm giảm đáng kể lượng triglyceride (TG), một dạng chất béo trung tính, trong máu bởi chúng loại bỏ lượng lớn VLDL giàu triglycerides.

Tác dụng và cơ chế tác dụng chung của nhóm Statin

Do sinh tổng hợp cholesterol diễn ra nhiều nhất trong đêm, nên cho uống thuốc vào buổi tối hoặc chiều.

                                                           Bảng phân loại cường độ của các Statin

Statin Statin mạnh

(giảm LDL ≥ 50%)

Statin trung bình

(giảm LDL 30 – 50%)

Statin thấp

(giảm LDL < 30%)

Atorvastatin 40 – 80 mg 10 – 20mg
Rosuvastatin 20 – 40mg 5 – 10mg
Simvastatin 20 – 40mg 10 mg
Pravastatin 40 – 80 mg 10 – 20mg
Fluvastatin 40 mg/12 giờ 20 – 40mg
Fluvastatin XL 80mg
Lovastatin 40 – 80mg 20mg
Pitavastatin 1 – 4mg 1mg

Chỉ định

Tất cả các statin được chỉ định trong trường hợp tăng cholesterol máu nguyên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp ở những bệnh nhân không đáp ứng với chế độ ăn kiêng, tập thể dục và các phương pháp không dùng thuốc khác.

Tất cả các statin có thể được sử dụng trong phòng ngừa tim mạch (tai biến mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim) như chất bổ trợ để giảm các yếu tố nguy cơ khác bằng các liệu pháp bảo vệ tim mạch khác.

Ngoài các tác dụng trên, Atorvastatin, Rosuvastatin và Simvastatin còn có hiệu quả trong trường hợp tăng cholesterol máu đồng hợp và dị hợp tử có tính gia đình, có lẽ do khả năng làm giảm đáng kể sản xuất cholesterol LDL ở gan.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với thuốc
  • Suy gan, suy thận và transaminase tăng cao
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Tác dụng không mong muốn

  • Đau, tiêu cơ vân do tăng phân giải cơ dẫn tới myoglobulin niệu, đau khớp, ban da.
  • Rối loạn tiêu hóa: có thể gây buồn nôn, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.
  • Tăng transaminase: các chỉ số transaminase trong máu có thể tăng lên gấp 3 lần so với mức bình thường. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng thuốc, các chỉ số này thường trở lại bình thường trong vòng 1-2 tháng.
  • Rối loạn thần kinh trung ương: có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, loạn nhịp tim, mất ngủ và suy nhược.
  • Rối loạn về máu: có thể gây giảm số lượng bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt và thiếu máu.
  • Ngoài ra, thuốc còn có thể gây giảm phosphatase kiềm, rụng lông, tóc

Tương tác thuốc cần chú ý

  • Nguy cơ mắc bệnh cơ nghiêm trọng hoặc tiêu cơ vân khi phối hợp thuốc kháng nấm azole, nước ép bưởi, Erythromycin và Clarithromycin với Atorvastatin, Lovastatin và Simvastatin
  • Sự kết hợp của statin với axit fusidic, fibrate, niacin hoặc Cyclosporine cũng có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh cơ nặng hoặc tiêu cơ vân.

Chế phẩm và liều dùng 

Liều dùng: bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng dần sau vài tuần, tùy từng trường hợp cần phải điều chỉnh liều để đưa ra các thông số lipid bệnh lý về giới hạn bình thường, khi đã đạt yêu cầu thì giảm dần liều duy trì.

Cách dùng: uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, riêng Lovastatin nên uống sau bữa ăn chiều vì thuốc hấp thu tốt khi có thức ăn.

Loại thuốc Biệt dược Liều bắt đầu Liều tối đa Giảm LDL-C với liều tối đa Tăng HDL-C với liều tối đa Khả năng dung nạp
Simvastatin Zocor, Simtanin,… 20mg 40mg 47% 8% Tốt
Atorvastatin Thuốc hạ mỡ máu Lipitor, Lipvar,… 10mg 80mg 50% 5% Tốt
Rosuvastatin Thuốc hạ mỡ máu Crestor, Rotorlip,… 5 – 10mg 40mg 50 – 55% 5 – 10% Kém
Pitavastatin Livalo, Pitalip,… 2mg 2 – 4mg 47% 15,5% Được – Kém
Pravastatin Pravachol, Stavacor,… 10 – 20mg 40mg 34% 12% Tốt
Lovastatin Mevacor, Vastanic,… 20mg 80mg 40% 9,5%
Fluvastatin Lescol, Lescol XL,… 20 – 40mg 80mg 36% 5,6%

 

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0963.881.617
0963881617